Cập nhật nhanh 6 xu hướng bán lẻ cần biết nếu muốn cạnh tranh thành công

Như những lĩnh vực khác, xu hướng bán lẻ đang trải qua quá trình thay đổi và thích ứng với các tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình dịch chuyển lớn về mặt xã hội. Khả năng kết nối của doanh nghiệp bán lẻ với khách hàng ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, khi thói quen mua sắm tiếp tục thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19. Sau đây là những điều về bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp bán lẻ cần phải nắm bắt để thích nghi và có chiến lược phù hợp.

1. Bán lẻ = bán hàng đa kênh

Chúng ta đang sống thế giới lai, kết hợp giữa nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, với những kênh mới như qua giọng nói (Alexa và Google Home) và những thiết bị thông minh khác.

Với những thay đổi này, máy móc sẽ dần trở thành khách hàng của các doanh nghiệp bán lẻ. Ví dụ, thiết bị gia dụng như tủ lạnh có thể quyết định thời điểm đặt đồ ăn. Xe hơi có thể tự động tìm kiếm những dịch vụ hoặc trả phí đỗ xe.

Internet vạn vật (IoT) và thiết bị cảm biến cho phép các công ty thu thập dữ liệu và theo dõi toàn bộ các kênh bán hàng khác nhau, để có được cái nhìn tổng quát về khách hàng.

Bán hàng đa kênh

Các công ty như Burberry đã có nhiều bước tiến hướng đến lĩnh vực bán hàng đa kênh. Nếu khách bước vào cửa hàng của Burberry, hệ thống máy tính có thể nhận diện món đồ mà họ đã tìm trên nền tảng trực tuyến và còn xem qua lịch sử mua hàng trước đó.

Kết hợp những kênh bán hàng này lại với nhau là xu hướng chính cho những doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai.

2. Tạo ra dịch vụ thông minh hơn nhờ AI

Các doanh nghiệp bán lẻ có thể phát triển kinh doanh từ nguồn dữ liệu hiện có và tạo ra những dịch vụ thông minh dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Khách hàng sẽ kỳ vọng mức độ dịch vụ được cá nhân hóa ngày càng tinh vi hơn từ người bán hàng, vì vậy những máy móc gợi ý ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Ví dụ Vivino, ứng dụng về rượu vang, cung cấp tính năng “Match for You” (Dành cho bạn). Bạn có thể dùng điện thoại để quét mã bất kỳ chai rượu nào, hệ thống Vivino sẽ đưa ra lời khuyên về độ phù hợp của loại rượu đó.

3. Nền kinh tế trải nghiệm

Các doanh nghiệp bán lẻ cần gia tăng giá trị để thu hút khách hàng tới cửa hàng vật lý hoặc vào trang web bán hàng

Các doanh nghiệp bán lẻ cần gia tăng giá trị để thu hút khách hàng tới cửa hàng vật lý hoặc vào trang web bán hàng. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế, nơi tạo ra những trải nghiệm tận hưởng không chỉ là lựa chọn, mà có vai trò quan trọng cho những doanh nghiệp bán lẻ muốn vươn mình sau đại dịch COVID-19.

Một ví dụ tiêu biểu là cửa hàng thời trang cao cấp của Gucci tại Ý đem đến sự hứng thú cho khách hàng bằng cách kết hợp quán cà phê, viện bảo tàng, triển lãm tranh và cửa hàng thời trang cùng một chỗ.

4. Giúp việc mua hàng dễ dàng hơn

Chúng ta muốn mua được ngay sản phẩm yêu thích nhìn thấy trên TV, trò chơi điện tử hoặc từ YouTube “Nhìn thấy, thích, mua ngay”. Vì thế, trải nghiệm mua sắm như vậy cần phải trở nên dễ dàng hơn.

Điều này đã trở thành hiện thực. Khách hàng có thể xác định bài hát nghe từ radio hoặc bên trong một cửa hàng cà phê bằng ứng dụng Shazam trên điện thoại. Ứng dụng sẽ gợi ý mua bài hát đó.

Trong tương lai, tính năng này sẽ xuất hiện trên YouTube và những nền tảng trực tuyến khác. Vì vậy, khả năng mua sắm ngay lập tức là xu hướng quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ.

5. Mô hình gói đăng ký phí không qua trung gian

Mô hình gói đăng ký phí không qua trung gian

Nhiều doanh nghiệp muốn bán hàng trực tiếp tới khách hàng, nhằm xây dựng quan hệ mật thiết hơn và có khả năng tiếp cận tới nguồn dữ liệu khách hàng có giá trị.

Những công ty như Dollar Shave Club và Black Socks đang tiên phong trong hướng tiếp cận này, với gói giao hàng theo từng tháng hoặc từng quý cho sản phẩm cạo râu và vớ. BarkBox cũng áp dụng hướng tiếp cận tương tự để cung cấp sản phẩm thức ăn cho chó theo gói cơ bản.

Những tổ chức này sẽ cần phải cân bằng giữa doanh thu bán lẻ và bán sản phẩm thông qua kênh bán hàng riêng.

6. Doanh nghiệp bán lẻ giao hàng và thực hiện đơn hàng tự động

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang tìm hướng đi trong việc tự động hóa chuỗi cung ứng và phương thức giao hàng. Ví dụ, hãng công nghệ Ocado phát triển phần mềm và hệ thống tự động cho các đơn vị bán lẻ. Ocado hỗ trợ tạo ra kho hàng có mức tự động cao, với robot hoạt động cùng lúc. Qua đó, tạo ra trải nghiệm mua hàng khác biệt cho khách hàng.

Doanh nghiệp bán lẻ giao hàng và thực hiện đơn hàng tự động

Về phương diện giao hàng, chúng ta cũng bắt đầu chứng kiến những thứ như xe tải và tàu vận chuyển vận hành tự động. Những đơn vị bán lẻ kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quy trình tự động hơn nữa trong tương lai.

Nguồn Camnangceo

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x