Đối với nội dung trên website, bên cạnh Title, Heading hay Sapo thì Meta Description cũng cần được tối ưu nhằm thu hút khách hàng đọc bài, gia tăng tỷ lệ click cho web để hỗ trợ quá trình SEO hiệu quả hơn.
Meta Description là gì? Vai trò của Meta Description
Meta Description là đoạn mô tả ngắn gọn được hiển thị trên công cụ tìm kiếm (nằm ngay dưới tiêu đề và linh website) nhằm tóm tắt nội dung web hoặc bài viết trên web.
Đoạn Meta Description tuy không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm nhưng đóng vai trò trong việc:
- Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp tìm ra những thông tin phù hợp nhất với nhu cầu tra cứu của mình.
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
- Thu hút người dùng truy cập vào website, gia tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Cách tối ưu Meta Description
Yêu cầu về hình thức
Đảm bảo độ dài phù hợp
Độ dài thích hợp của Meta Description nằm trong khoảng từ 155 – 160 kí tự bởi đây là độ dài đủ để hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Nếu như bạn viết thẻ mô tả dài hơn thì phần nội dung của bạn sẽ không được truyền tải đầy đủ mà chuyển chỉ thành dấu “…”, làm hạn chế khả năng thuyết phục khách hàng click vào web.
Từ khóa phải nằm trong thẻ mô tả
Từ khóa là yếu tố quyết định tới nội dung bài viết. Khi người dùng tra cứu thông tin với cụm từ sử dụng có từ khóa, các từ này sẽ được in đậm trong thẻ mô tả trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nên đưa từ khóa lên đầu đoạn Meta để đảm bảo khách hàng dễ thấy, dễ nhận biết. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng từ khóa 1 lần vào thẻ mô tả Meta để tránh bị đánh giá là spam website.
Không sử dụng kí tự đặc biệt
Hầu hết các ký tự đặc biệt không thuộc bảng chữ cái hoặc không phải chữ số (nhất là dấu “ ”) thường sẽ không được Google chấp nhận trong thẻ Meta. Nếu có ký tự này xuất hiện trong đoạn mô tả Meta, chúng sẽ biến thành ký tự rỗng. Đặc biệt, nếu sử dụng dấu ngoặc kép thì Google còn tự động ngắt đoạn ở đó khiến nội dung mô tả bị cụt và dở dang.
Có thể sử dụng rich snippets
Rich snippets là đoạn thông tin hiển thị dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá,… được sử dụng rộng rãi khi viết Meta. Những chỉ số này giúp gia tăng thêm uy tín, độ tin cậy cho website, là một yếu tố giúp khách hàng an tâm và tin tưởng khi tìm kiếm thông tin trên những trang web này.
Yêu cầu về nội dung
Mỗi thẻ Meta Description của từng trang, từng bài viết trên website phải có sự khác biệt để hiện được nội dung của trang đó, đồng nghĩa với việc nội dung trong Meta phải unique 100%, không sao chép từ bất kỳ nội dung nào.
Ngoài ra, về cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ, cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Diễn đạt súc tích, tự nhiên và dễ hiểu.
- Đi thẳng vào vấn đề, đề cập trọng tâm vào nội dung của bài thay vì sử dụng “mở bài gián tiếp”.
- Sử dụng các động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ có tính thuyết phục cao kết hợp sử dụng Call to Action kêu gọi hành động một cách khéo léo: “Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí, Cùng tìm hiểu ngay…”
Hiển thị thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật có thể là tên nhà sản xuất, module, giá cả sản phẩm,…nhằm thúc đẩy khả năng nhấp chuột của khách hàng nhiều hơn, gia tăng tỷ lệ CTR cho web. Mặc dù những thông tin này làm đoạn Meta có lượng ký tự dài hơn nhưng vẫn được hiển thị trên công cụ tìm kiếm chứ không bị cắt đi.
Trên đây là những chia sẻ về cách tối ưu Meta Description cho các doanh nghiệp khi triển khai nội dung trên website. Tuy nhiên, để hỗ trợ quá trình SEO, chỉ tối ưu thẻ Meta thôi là chưa đủ, người làm content cần phải đảm bảo nội dung bài viết phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn từ tiêu đề, các thẻ heading và yếu tố hình ảnh, các liên kết trong bài,…
Nguồn Ecpmedia
Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:
Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.
- Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
- Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
- Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên