Tại sao marketer hiện đại “từ bỏ” outbound marketing?

Với một marketer lâu năm thì outbuond marketing là một điều quá đỗi quen thuộc rồi. Nhưng tại sao với thị trường marketing hiện đại, outbound không còn phù hợp nữa. Lý do nào khiến nó lỗi thời và bị thay thế bởi inbound marketing?

1. ​Outbound Marketing là gì?

Outbound marketing hay còn được biết tới là marketing truyền thống trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng qua các kênh marketing, quảng cáo nhằm gửi tới khách hàng thông tin về sản phẩm một cách đại trà. Tuỳ thuộc vào quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà phương thức tiếp cận có thể sử dụng qua quảng cáo truyền hình, trực tiếp gặp mặt, telesales, gửi email marketing. Qua đó hình thành tập khách hàng tiềm năng để nhân viên sale tiếp tục theo đuổi.
Trong các thập kỷ trước, outbound marketing luôn chiếm một phần ngân sách lớn của nhiều doanh nghiệp và được nhìn nhận là cách thức marketing vô cùng tốn kém. Mặc dù vậy, outbound marketing càng ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu và điều đó thật khó chấp nhận trong xu thế marketing đang đổi thay mạnh mẽ hiện nay. Có thể liệt kê một số vấn đề mà outbound marketing đang gặp phải:

Khó theo dõi tỉ lệ ROI
Sự gia tăng và phát triển của công nghệ phòng chống, từ chối nhận thông tin qua điện thoại, mạng xã hội,…
Tốn kém, hiệu quả chưa cao
Tạp chí CRM Daily báo cáo rằng “hơn nửa số công ty áp dụng inbound marketing thấy sự thay đổi tích cực ở ROI tăng 25%. Khảo sát chỉ ra rằng các kênh inbound marketing đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao gMarketing. Vì vậy, để giảm tối thiểu chi phí và tăng hiệu quả marketing, doanh nghiệp nên chuyển dần sang phương thức inbound marketing

2. Tại sao dịch chuyển từ outbound marketing sang inbound marketing?

Lý do nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu chuyển sang inbound marketing không chỉ đến từ nhu cầu cắt giảm chi phí mà còn phụ thuộc lớn hơn vào xu thế tiêu dùng hiện nay:

Hành vi tiêu dùng của khách hàng chuyển từ bị động sang chủ động. Người tiêu dùng thông minh không còn muốn tiếp nhận thông tin một chiều từ thương hiệu mà muốn chủ động tìm kiếm và kiểm soát thông tin. Đó chính là lý do outbound marketing mất dần vị thế vốn có.
Sự phát triển chóng mặt của Internet và truyền thông trực tuyến khiến việc tương tác 2 chiều trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khách hàng thực sự đưa ra lựa chọn và tỏ ra ưa thích rõ ràng các thông tin thực sự hữu ích đối với họ.
Khi người tiêu dùng nhận thức được họ có nhiều sự lựa chọn hơn trước khiến việc tìm hiểu, tra cứu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thông qua đa dạng các công cụ tìm kiếm như blog, mạng xã hội, trang tin tức… Các kênh này ít tốn kém chi phí hơn nhiều so với việc tham gia hội nghị chuyên đề hay hội chợ triển lãm truyền thống,…

Picture

Lý do chuyển sang inbound marketing từ outbound là gì?

Bởi vậy, các marketer cần tìm lời giải đáp cho bài toán đâu là cách marketing hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay? Hoàn cảnh đó chính là cơ hội mở ra con đường chuyển đổi từ outbound marketing sang inbound marketing. Cụ thể, inbound marketing đã giải quyết được đa số nhược điểm của outbound marketing.

  • Thích ứng với sự thay đổi của khách hàng và sự phát triển của công nghệ

Không giống như outbound marketing chủ động mang đến thông tin cho khách hàng, inbound marketing tạo ra các nội dung chất lượng để thu hút khách hàng tiềm năng khi họ gặp khó khăn. Người dùng được chủ động tìm kiếm thông tin mà họ cần thông qua internet. Hơn thế nữa, khách hàng còn có thể phát tán, chia sẻ nội dung thông tin mà họ cho rằng hữu ích.

  • Giảm bớt chi phí Marketing khi áp dụng inbound marketing

Các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình luôn tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản tiền lớn. inbound marketing không phụ thuộc vào đó mà doanh nghiệp lập website, fanpage, blog nhằm cung cấp thông tin để khách hàng truy cập. Sử dụng các công cụ như social media, sharing tool hay earn media sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Ước tính chi phí để có được 1 khách hàng qua inbound marketing chỉ bằng 1/2 so với outbound marketing.

  • Tránh sự tác động của công cụ bảo vệ quyền riêng tư

Inbound marketing không bị ảnh hưởng bởi các công cụ, chính sách chặn email, tin nhắn, điện thoại,… Hiện nay, gửi email thương mại, giới thiệu sản phẩm không còn được khách hàng đón nhận, thậm chí nhiều nước trên thế giới còn ban hành chính sách cấm email khi không có sự đồng ý của người nhận để đảm bảo quyền riêng tư.

Với inbound marketing khách hàng sẽ tự tìm đến doanh nghiệp thông qua các kênh thông tin của doanh nghiệp trên các trang phương tiện truyền thông. Do vậy, marketer được “bật đèn xanh” để tiếp cận khách hàng dễ dàng với tỉ lệ thành công cao hơn.

Nhờ ba ưu thế vượt trội trên, Inbound marketing đang ngày càng được ưa chuộng hơn trên thế giới. Để bắt kịp xu hướng đó, các marketer khi đã am hiểu outbound marketing là gì thì nên chuẩn bị sẵn sàng để đưa doanh nghiệp của mình chuyển sang inbound để mang về kết quả kinh doanh tốt hơn.

3. Sự khác nhau giữa inbound marketing và outbound marketing là gì?

Đề mục trên đã giải thích một số điểm cơ bản giữa 2 loại hình marketing này và các điểm khác nhau của chúng, cũng như những lợi thế inbound marketing ngày nay đang đem lại cho các doanh nghiệp. Để nhấn mạnh lại, ta có thể hiểu outbound marketing được định nghĩa là loại hình tiếp thị trong đó công ty bắt đầu cuộc trò chuyện và gửi thông điệp của mình đến khán giả. Outbound marketing gồm các hình thức tiếp thị và quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, quảng cáo in ấn (trên báo, trên tạp chí, tờ rơi, ấn phẩm quảng cáo…) và thậm chí là cả thư rác (email spam).

Trong khi đó, inbound marketing là những cách để thu hút khách hàng, cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích, Hoạt động inbound phổ biến như marketing nội dung, viết blog, SEO và opt-In (đăng ký) trong email. Ngoài ra, quảng cáo có trả tiền (paid search) được coi là một hình thức của inbound marketing, bởi vì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi mọi người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

4. Một số khái niệm khác về outbound là gì?

4.1. ​Outbound logistics

Nếu như inbound logistics tập trung chủ yếu vào việc mua và sắp xếp sếp vận chuyển sản phẩm, bộ phận, nguyên liệu và hàng tồn kho thành phẩm từ nhà cung cấp đến nhà kho hoặc nhà máy sản xuất thì outbound logistics lại có quá trình hoạt động riêng biệt. Outbound logistics phụ thuộc nhiều vào vận chuyển, lưu trữ thành phẩm và phân phối đến khách hàng. Quá trình này bắt đầu từ một đơn đặt hàng của khách hàng sau đó được chuyển sang đóng gói kho và kết thúc bằng việc giao sản phẩm. Để hoạt động diễn ra hiệu quả, các doanh nghiệp phải chọn đúng kênh phân phối phù hợp, duy trì hệ thống dự trữ hàng tồn kho hợp lý và tối ưu hóa các tùy chọn giao hàng.

4.2. Outbound call

​Inbound call là cuộc gọi đến từ nguồn bên ngoài. Đó thông thường là một khách hàng tiềm năng hoặc một khách hàng hiện tại cần hỗ trợ. Họ có thể có một câu hỏi về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, để khiếu nại hoặc để để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc có thể họ chỉ muốn biết tình trạng của dự án của mình. Dù trường hợp là gì, một cuộc gọi inbound call rất quan trọng vì người gọi đang tích cực và trực tiếp liên lạc với công ty của bạn.

Ngược lại, một outbound call là khi bạn hoặc nhân viên bán hàng của bạn tiếp cận với một khách hàng tiềm năng qua điện thoại. Đó có thể là để bán hàng, thanh toán, cập nhật, ưu đãi hoặc gia hạn sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng có thể nhận hoặc không nhận cuộc gọi hoặc các thông tin trong cuộc gọi đó, vì nhu cầu của anh ta chưa được xác minh, hoặc do thời gian liên lạc không thuận tiện. .

4.3. Outbound sales

Outbound sales được hiểu là tất cả các cách bạn có thể sử dụng để liên hệ với khách hàng tiềm năng thông qua email, điện thoại, trò chuyện tiếp thị…, với mục đích tạo ra sự quan tâm và bán một sản phẩm / dịch vụ của công ty.. Với outbound sale được chia thành 2 hình thức: cold call (cuộc gọi ngẫu nhiên, bạn gọi cho khách hàng đó lần đầu tiên nhằm chủ động bán hàng hoặc dịch vụ) và warm call (khi khách hàng đã từng gọi hỏi thông tin từ bạn hoặc bạn đã từng giao dịch với khách hàng này). Vì bạn là người sẽ chủ động, đồng nghĩa là bạn đang cố gắng bắt chuyện với một người lạ. Để hoạt động outbound sales diễn ra hiệu quả, bạn cần lên kế hoạch và chiến lược cụ thể trước khi liên hệ với khách hàng, cũng như dự tính những tình huống phát sinh có thể xảy ra khi trao đổi công việc với họ để thuyết phục họ tin dùng .

5. ​Tạm kết

Trên đây là những thông tin kiến thức chung về outbound marketing là gì, với các doanh nghiệp lớn, đây không còn là hình thức tiếp thị xa lạ mà còn được tận dụng triệt để nhằm mở rộng thị phần và mang về nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Thao Nguyen – MarketingAI

​Học Content Marketing 4.0 theo phương pháp mới nhất

​Content marketing được đánh giá là chiến lược marketing online cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ bị lỗi thời. Để có thể nắm vững các kiến thức về content marketing các bạn hãy liên lạc ngay với First & One.

First & One có đội ngũ chuyên gia Content Marketing với 14 năm kinh nghiệm, đã tham gia trực tiếp hơn 500 dự án và chiến dịch Content Marketing lớn nhỏ tự hào sẽ đem đến cho bạn những khóa học Content Marketingkhóa học SEO, khóa học Digital Marketing tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với các học viên trong suốt quá trình học và cả sau khi đã hoàn thành khóa học cho đến khi bạn có thể trở thành một chuyên gia về content marketing.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x