Content Pillar là gì? Mác bạn cách tạo Content Pillar hiệu quả nhất hiện nay

Content Pillar là gì? Hẳn rằng không còn là chủ đề xa lạ với những người làm Marketing nhất là những bạn làm SEO. Mặc dù cách triển khai Content Pillar không quá phức tạp nhưng nó có thể giúp bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung một cách lớn mạnh mang về nhiều giá trị cho website/Social media của bạn.

Nếu bạn đang tò mò về cách để triển khai Content Pillar một cách hiệu quả thì bạn nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay 6 bước tạo Pillar hiệu quả nhất 2022 nhé!

Lấy ví dụ về content pillar

Giả sử bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, chúng ta sẽ có Pillar Page là “các loại decal” và các subtopic của tôi sẽ có gồm: decal nhựa pvc; so sánh chất liệu in PP với decal; so sánh decal giấy và decal nhựa; so sánh decal trong và decal mờ;…

Vòng tròn lớn ở giữa được gọi là Pillar Page, các vòng tròn bao xung quanh chính là các Subtopic/Cluster Content và những đường dẫn nối các bài viết với nhau được gọi là Hyperlink.

6 Bước để tạo Content Pillar hiệu quả nhất 2022

Bước 1: Tìm chủ đề chính

Chủ đề được chọn để làm Pillar Page sẽ phải đủ rộng và nội dung phải có giá trị lâu dài. Bên cạnh đó, chủ đề bạn chọn phải phục vụ riêng cho ngành của bạn như vậy mới có thể chia nhỏ thành các cluster content khác nhau và tiếp cận đúng tệp khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Chủ đề có độ dài khoảng 2-3 từ có khả năng khái quát được các nội dung chính, không chọn những từ khoá longtail để là chủ đề chính bởi vì chủ đề quá hẹp khó có thể phân chia thành các bài Subtopic.

Bên cạnh đó bạn cũng cần xây dựng chân dung khách hàng cho website của mình qua đó hiểu được những vấn đề mà họ đang gặp phải từ đó rút ra những điều mà họ quan tâm khi tìm kiếm trên trang web của bạn.

Không chọn những từ khoá quá dài để làm Pillar Page

Tôi sẽ chỉ cho bạn một số tip để có thể xác định được chính xác chủ đề cho các Pillar Page. Sau khi chọn được một số chủ đề bạn hãy tự trả lời 2 câu hỏi sau đây:

  • Câu 1: Chủ đề này có trả lời đầy đủ các thắc mắc của người đọc về một từ khóa cụ thể không?
  • Câu 2: Chủ đề này có đủ rộng để bạn khai thác nhiều khía cạnh khác nhau với khoảng 20-30 bài viết không?

Bước 2: Tạo Topic Cluster và Subtopic

Sau khi có được Pillar Page việc tiếp theo bạn cần làm là research ra các cluster content (subtopic) để hoàn thiện 1 Topic Cluster.

Nghiên cứu từ khóa là công việc vô cùng quan trọng bước này sẽ quyết định đến việc định hình cấu trúc nội dung cho website của bạn. Bạn có thể sử dụng một số công cụ như: Keyword Planner, Ahrefs, Keywordtool.io, SEMrush…để tìm ra các cluster content phù hợp cho Pillar Page của mình.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo cách triển khai content của đối thủ hoặc tham khảo những kết quả được xếp hạng liên quan đến chủ đề chính.

Sau đây tôi sẽ demo thử cho bạn cách để tìm kiếm các cluster content cho một Pillar Page nhé!

  • Bước 1: Lấy Head Keyword đã research bỏ vào Google Tab ẩn danh (Ctrl + Shift + N) và chọn đối thủ top 1 để phân tích.
  • Bước 2:  Search với cú pháp “site:domaintop1.com + head keyword”
  • Bước 3: Phân tích và lấy bài viết liên quan từ trên xuống để tạo thành Topic Cluster

Bước 3: Xây dựng Pillar Page

Bây giờ là bước thiết kế Pillar Page của bạn và tối ưu hóa nội dung trên website. Trang của bạn phải là mạch lạc, rõ ràng.

Khi xây dựng trang trụ cột bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

Xây dựng Pillar Page
  • Phần mục lục và các Anchor Text Link nên được đặt ở những phần đầu của bài viết.
  • Tối ưu cho các thẻ H1, H2, H3, H4…
  • Internal link: liên kết giữa các trang có cùng chủ để cung cấp thêm thông tin chuyên sâu cho người đọc.
  • Outbound link: Dẫn đến các nguồn để xác minh tính chính xác các thông tin của bạn.
  • Hình ảnh: hình minh họa phải Unique, giúp người đọc cảm nhận nội dung bài viết một cách trực quan hơn.
  • Nút quay lại đầu trang: Nút này nên đặt ở mỗi phần chính hoặc ít nhất là ở cuối trang. Điều này giúp người dùng dễ dàng quay trở lại đầu trang mà không phải cuộn quá nhiều.
  • Yếu tố trang đích: Để tăng chuyển đổi, bạn hãy thêm một biểu mẫu ở đâu đó để người dùng có thể liên hệ với bạn khi họ cần giúp đỡ.
  • Nút Call-to-action (CTA-Kêu gọi hành động): Nút CTA sẽ khuyến khích người đọc thực hiện một hành động cụ thể nào đó (ví dụ như liên hệ với bạn, tải thêm thông tin…). Tuy nhiên, bạn hãy dùng nó một cách hữu ích và đúng chỗ, đừng để nó làm gián đoạn dòng chảy trên trang.
  • Bạn nên đề cập chủ đề cốt lõi của mình trong các vị trí chính trên trang, gồm: Tiêu đề trang, URL,Thẻ H1 và Body.

Bước 4: Viết Content Pillar

Viết Content Pillar cũng không có khác biệt nhiều so với các bài viết SEO thông thường. Chỉ có điều là bài Pillar cần bao quát hết nội dung của một chủ đề vậy nên bài viết phải được đầu tư chất lượng, hình ảnh chỉn chu và độ dài của bài viết cũng sẽ dài hơn so với các bài viết cluster.

Bố cục nội dung mạch lạc giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tìm đến những mục mà họ đang cần thông tin. Giới thiệu chủ đề của Pillar Page và đưa ra cái nhìn tổng quát để người đọc biết họ sẽ tìm thấy gì trên trang này. Tiếp đến, bạn đi sâu vào từng chủ đề nhỏ, tập trung vào việc trả lời các câu hỏi của người đọc.

Bạn có thể internal link đến những bài viết liên quan khác trên website của bạn vừa giúp người dùng tiếp cận được nhiều thông tin hơn mà website của bạn cũng được tăng tỷ lệ time onsite.

Viết Content Pillar cũng không có khác biệt nhiều so với các bài viết SEO thông thường

Một vài lưu ý khi viết content cho Pillar Page:

  • Nội dung Pillar Page phải thỏa mãn intent và chứa đầy đủ, bao quát hết tất cả các cluster content chứa trong nó
  • Pillar Page sẽ không đề cập chi tiết vào vấn đề như từng cluster content, mà chỉ dừng ở mức giới thiệu lướt qua từng mục
  • Tuy nhiên, giả sử intent yêu cầu viết 1000 – 1500 chữ thì việc viết nhiều là không cần thiết (cho cả Pillar & Cluster)

Bước 5: Quảng bá Content Pillar

Hoàn thành xong bài Pillar của mình bạn có thể đăng tải và chia sẻ bài viết của mình đến nhiều đối tượng khác nhau bằng một số hình thức sau:

  • Chia sẻ trên các kênh social
  • Tạo các chiến dịch quảng cáo
  • Gửi email
  • Giới thiệu nó trong các bài viết liên quan của bạn
  • Để nhân viên của bạn chia sẻ nó với các khách hàng tiềm năng
  • Seeding trên các group/diễn đàn

Bước 6: Thường xuyên Audit Content nhưng không được lệch chủ đề ban đầu

Thường xuyên Audit Content nhưng không được lệch chủ đề ban đầu

Kiến thức sẽ luôn luôn được cập nhật vậy nên bạn hãy thường xuyên Audit content chỉnh sửa và bổ sung để bài viết của mình luôn mới mang đến những thông tin mới và chất lượng nhất. Qua đó mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời khi tìm kiếm tin tức ở trên website của bạn, thậm chí nếu bài viết của bạn đủ thú vị họ còn có thể chia sẻ bài viết của bạn trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Nguồn gtvseo

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x