Chiến lược Marketing là gì?

Giữa bối cảnh thị trường đầy thử thách như hiện nay, ngoài việc xây dựng một chiến lược marketing sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận thì việc lên chiến lược marketing là điều hết sức cần thiết. Vậy làm thế nào để có được một chiến dịch marketing hiệu quả? Tham khảo bài viết sau!

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là một kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp

Chiến lược marketing là một kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phát triển thị trường mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài dựa trên các nghiên cứu cụ thể về hiệu quả kinh doanh tại thị trường đang nhắm tới.

Một chiến lược marketing tốt có thể giải quyết rất nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần giải quyết như: định vị sản phẩm/dịch vụ; xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu; phân bổ ngân sách và nguồn lực;… Đây được xem như “kim chỉ nam”, đưa doanh nghiệp đi đúng hướng, tiếp cận mục tiêu nhanh chóng và vững chắc hơn.

Sự khác nhau giữa chiến lược và chiến thuật Marketing?

Chiến lược Marketing sẽ rộng hơn so với chiến thuật Marketing. Chiến lược Marketing hướng về kế hoạch tổng thể trong tương lai, định hướng dài hạn để đạt được mục đích cụ thể nhằm tạo sự khác biệt cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành. Về chiến thuật Marketing là những hành động chi tiết để đạt được một mục tiêu cụ thể, thực hiện các kết quả ngắn hạn.

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing

Việc lên kế hoạch làm việc, kế hoạch dự phòng luôn là bước đầu tiên trước khi triển khai một dự án lớn hay nhỏ của doanh nghiệp. Việc xậy dựng chiến lược tiếp thị rõ ràng, hợp lý ngay từ đầu giúp họ dễ vận hành và làm theo các bước công việc đã vạch ra sẵn. Chưa hết, việc làm theo một bản kế hoạch bài bản sẽ giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng theo sát tiến độ dự án, phòng tránh được rủi ro, đồng thời có thể tiết kiệm được thời gian, ngân sách cho công ty.

Ngược lại, nếu không xác định rõ chiến lược kinh doanh từ trước không những khiến dự án khó nắm bắt, kiểm soát mà dẫn đến việc khó có thể tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khâu pháp triển và đưa sản phẩm ra mắt thị trường của một doanh nghiệp.

Ai sẽ là người đưa ra các chiến lược marketing và vận hành chúng

Thông thường, đối tượng có quyền quyết định, đưa ra các chiến lược marketing cũng như vận hành chúng là những người quản trị cấp cao trong tổ chức. Họ có thể là CEO, CMO, CFO, COO, CHRO, CFO, CPO…

Những công việc còn lại là xây dựng và quản lý chiến lược marketing sẽ do các vị trí cấp trung như giám đốc marketing, giám đốc truyền thông và giám đốc bán hàng,…đảm nhận. Đồng thời, những vị trí thấp hơn sẽ chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện.

3 loại hình chiến lược marketing phổ biến thường được áp dụng

1. Marketing đại trà

Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà, doanh nghiệp sẽ hướng đến phạm vi rộng nhất có thể, chấp nhận bỏ đi những điểm khác biệt trong yếu tố về phân khúc thị trường. Trong trường hợp này, mục tiêu đặt ra chính là độ bao phủ của sản phẩm thay vì tập trung vào một vài phân khúc nhất định.

Đối với việc thực hiện chiến lược Marketing đại trà, doanh nghiệp có mối quan tâm lớn đến doanh số. Sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được số đông giá thành ở mức vừa phải, không quá cao, phù hợp với số đông người mới có thể bao phủ toàn thị trường.

Những lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing đại trà:

  • “Đánh” vào nhiều đối tượng khách hàng
  • Thực hiện chiến dịch thuận lợi hơn các loại hình khác
  • Chi phí về hoạt động nghiên cứu và quảng bá cho chiến dịch thấp
  • Chi phí sản xuất thấp
  • Dự kiến doanh số đạt được sẽ lớn

Tuy vậy, khi thực hiện chiến dịch này, doanh nghiệp cũng phải gặp một số thách thức như việc có nhiều đối thủ cạnh tranh và thành công khi người mua không thấy sản phẩm có nhiều khác biệt của các thương hiệu khác.

3 loại hình chiến lược marketing phổ biến thường được áp dụng

Chiến lược marketing này sẽ phù hợp với những sản phẩm/dịch vụ hướng đến số đông khách hàng với mức giá phải chăng. Quá trình triển khai chiến lược marketing đại trà sẽ an toàn và tiết kiệm được chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận được lượng lớn khách hàng. Chiến lược này chỉ có thể phù hợp với một số sản phẩm nhất định, thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu như gạo, cà phê, ngũ cốc…

2. Marketing tập trung

Nếu như Marketing đại trà thì bao phủ toàn thị trường thì Marketing phân biệt lại hoàn toàn khác. Ở loại hình này, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và chú tâm “đánh” vào từng phân khúc cụ thể, nơi mà chứa tập khách hàng tiềm năng.

Marketing tập trung là chiến lược hướng đến một phân khúc thị trường nhất định, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng, tạo được lợi thế và sức ảnh hưởng riêng đối với nhóm khách hàng mục tiêu. Thông thường, chiến lược này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực dành cho hoạt động marketing ở mức vừa phải.

Khi thực hiện, khâu nghiên cứu thị trường rất quan trọng và cần tốn nhiều chi phí để nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thị trường theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là một sản phẩm khác nhau và chiến lược về giá, khuyến mãi phải thay đổi liên tục phù hợp cho từng giai đoạn.

Marketing tập trung là chiến lược hướng đến một phân khúc thị trường nhất định

Lợi thế của chiến lược này là có khả năng đáp ứng được nhu cầu từng đối tượng, nhắm trúng khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đa dạng và độ phủ lớn từng giai đoạn.

Việc áp dụng chiến lược marketing này có thể khiến doanh nghiệp gặp phải một số vấn đề như: sự thay đổi nhu cầu của khách hàng thuộc phân khúc đó, xuất hiện các công ty cùng ngành mới… Do đó, họ cần phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu khách hàng để điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường nếu muốn phát triển lâu dài.

Tuy vậy, mọi người cần chú ý đối với chiến lược Marketing phân biệt chỉ phù hợp chỉ có doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm. Ngoài ra, các thương hiệu đi theo chiến dịch này cần có tiềm lực để đầu tư chi phí lớn.

3. Marketing phân biệt

Khi lựa chọn chiến lược marketing phân biệt, doanh nghiệp sẽ xây dựng nhiều chương trình marketing riêng biệt cho từng phân khúc thị trường mà họ đang hướng đến. Chiến lược này thường phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại hình sản phẩm/dịch vụ trong cùng một thời điểm và hướng đến nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Thông qua đó, họ có thể đáp ứng tốt nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như tạo độ phủ sóng rộng khắp, khai thác tối đa thị trường. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị ngân sách lớn để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai kế hoạch.

Marketing tập trung chỉ tầm quan trọng của việc khai thác tập trung vào một mảng thị trường

Khác với các chiến lược còn lại, Marketing tập trung chỉ tầm quan trọng của việc khai thác tập trung vào một mảng thị trường. Lúc này, doanh nghiệp cần nguồn nhân lực để nghiên cứu kỹ thị trường, tập trung vào một phân khúc, trong một giai đoạn. Khi thực hiện mô hình chiến lược này, doanh nghiệp cần nhanh chóng vững bước trên thị trường, tạo ưu thế dẫn đầu độc quyền riêng.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng cần tập trung và có sự nghiên cứu kỹ càng và có hướng phát triển phòng trường hợp thị trường đó không tăng, không tồn tại lâu. Hơn thế nữa, có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đang “ăn miếng bánh” thị trường này, vì thế cần có sự khác biệt để lôi kéo khách hàng.

3 mô hình marketing hiệu quả

1. Mô hình phân tích SWOT

SWOT là mô hình cực kỳ nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. SWOT được viết tắt bởi 4 từ tiếng anh là Strength (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Dựa vào 4 khía cạnh phân tích này, bạn có thể tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm cũng như điểm khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh, để từ đó có thể phát triển và đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị của mình.

2. Mô hình Marketing 4P

Mô hình Marketing 4P

Có thể nói, mô hình Marketing 4P từ lâu được xem là mô hình truyền thống kinh điển, quen thuộc nhất với dân marketer. Mô hình này được cấu thành với 4 thành tố chính là Product (sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến hỗn hợp). Người làm marketing dựa trên mô hình 4P phải biết điều chỉnh linh hoạt các yếu tố trên sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng trên mỗi thị trường.

3. Mô hình Marketing 7P

Mô hình Marketing 7P

Mô hình 7P chính là phiên bản nâng cấp hơn của mô hình Marketinh 4P. Ngoài 4 yếu tố cấu thành như mô hình 4P, mô hình này còn được phát triển, bổ sung nghiên cứu thêm 3 thành tố quan trọng khác, đó là: People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Cơ sở vật chất). Mô hình này được coi là cơ sở nghiên cứu tuyệt vời cho các doanh nghiệp trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Theo Camlydemy

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
4
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x