Cách trình bày content thân thiện với người đọc trên internet

​Làm thế nào để bạn trình bày những nội dung trên internet một cách mới mẻ, hấp dẫn và tối ưu hóa cho hoạt động SEO mà đối tượng mục tiêu sẽ thực sự muốn đọc? Thật ra có đến muôn vàn cách để trình bày nội dung, ý tưởng cho những bài viết mà không phải dựa dẫm vào sự sáng tạo. Trong bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn Cách trình bày content thân thiện với người đọc trên internet chi tiết nhất.

​Bạn đọc trên trực tuyến theo cách nào?

Đây có thể là một trong những thói quen trong vô thức của bạn khi đọc bài trên nền tảng trực tuyến:

  • Lướt qua các tiểu đề (subheading).
  • Đọc những chữ in đậm.
  • Xem những đoạn được làm nổi bật.
  • Lướt qua các gạch đầu dòng.
  • Đọc câu đầu tiên của các đoạn.
  • Lướt qua các đường link.
  • Chỉ đọc đoạn mở bài và kết bài .
  • Đọc lướt một lượt sau đó đánh dấu lại để đọc sau.

Tại sao chúng ta đọc theo cách chúng ta đọc?​

​Đọc trên trang web khác với đọc trên trang giấy. Tại sao?

Picture

Phân biệt cách đọc trên trang giấy và trang web. Nguồn: Cynthia Marinakos.
Bảng này đã chỉ ra sự khác biệt giữa cách chúng ta đọc trên trang giấy so với trang web.

Trong khi đối với trang in, chúng ta đọc từ trên xuống dưới, từ trước ra sau (ví dụ như đọc sách hay tạp chí) thì khi đọc trực tuyến chúng ta có ít sự kiên nhẫn hơn.

Đọc trên trực tuyến rất dễ gây mất tập trung – những trang web chỉ có 10 giây để có được sự chú ý của độc giả.

Thông thường, chúng ta đọc sách in để giải trí, nhưng lại lên tìm kiếm một bài viết trên mạng để giải quyết một việc gì đó như tìm một quán cafe để hẹn gặp bạn bè hay tìm cách chăm chó ốm.

Màn hình khiến mắt ta dễ bị mỏi hơn khi đọc giấy in, và chúng ta có xu hướng cam kết với việc đọc hơn khi đọc trang giấy.

​Nghiên cứu nói gì về cách chúng ta đọc trên trực tuyến?

​Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều người nghiên cứu về cách độc giả đọc trên trực tuyến. Một cách thức nghiên cứu trong đó được gọi là theo dõi nhãn cầu, tức là mắt người sẽ được theo dõi để biết được họ tập trung vào đâu trên một trang web.

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về theo dõi nhãn cầu được nhắc đến rộng rãi đó là nghiên cứu của Nielsen Norman Group được tiến hành vào năm 2006. Họ phát hiện ra rằng con người đọc nội dung trên web theo hình chữ F.

Trước tiên, họ quét trang từ trái sang phải. Sau đó họ quay lại phía bên trái và quét xuống dưới. Tiếp đến, mắt họ sẽ có một chuyển động ngang thứ hai, đi về bên trái rồi lại quét xuống. Nó sẽ trông như thế này:

Picture

Hình ảnh ghi lại kết quả theo dõi nhãn cầu cho ra hình chữ F.

Bức hình này chỉ ra bản đồ nhiệt theo dõi hành vi (heatmap) từ nghiên cứu theo dõi đường đi của mắt ở 3 trang web khác nhau. Màu đỏ là những vị trí người dùng nhìn vào nhiều nhất. Màu vàng là những khu vực ít được chú ý đến. Màu xanh là phần được xem cuối cùng. Còn vùng màu xám thì hoàn toàn không được để mắt đến.

Nielsen Norman Group xem lại nghiên cứu theo dõi nhãn cầu của họ hơn 10 năm sau nghiên cứu chính gốc. Vào năm 2017, họ công bố những phát hiện trong nghiên cứu theo dõi mắt tiếp theo. Họ khẳng định rằng con người vẫn lướt trang web và màn hình điện thoại theo hình chữ F. Nhưng họ cũng quét theo các kiểu khác:

  • Kiểu bánh nhiều lớp: Quét qua tiêu đề và các tiểu đề.
  • Kiểu tìm điểm nổi bật: Lướt qua những gì cụ thể như một đường link, một con số hay một từ.
  • Kiểu đánh dấu: Mắt tập trung vào một nơi khi cuộn chuột hoặc lấy tay lật qua trang tiếp.
  • Kiểu qua đường: Vài chữ đầu tiên của một dòng sẽ bị bỏ qua nếu có rất nhiều dòng bắt đầu bằng từ/cụm từ giống nhau.
  • Kiểu cam kết: Tập trung vào hầu như mọi thứ trên trang (không thường xuyên xảy ra).

Nghiên cứu phát hiện ra rằng:

“Con người có xu hướng giảm thiểu sức tương tác và tối đa hóa lợi ích họ nhận được từ công việc họ làm. Đối với đôi mắt, điều này có nghĩa là bỏ ra ít sự chú ý, nhưng vẫn thu về thông tin họ cần; làm việc hiệu quả, trở nên gắn kết, thành công với những gì họ nhận được từ sự chú ý đó. Tiết kiệm thời gian có nghĩa là ít cố định mắt hơn – nhìn vào ít từ hơn”.

Nếu phớt lờ cách con người đọc (thường là lướt) trên trực tuyến, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội kết nối với độc giả.

“Trong một vài trường hợp, người ta sẽ cảm thấy chán nản hoặc mệt mỏi khi họ đọc lướt. Ở trường hợp khác, những gì họ đọc không chứa nhiều thông tin, có thể vẫn đủ sức hút để họ tiếp tục lướt, nhưng lại không đủ sức để kéo họ đọc hết văn bản.”

Cách tiếp cận với viết lách để thỏa mãn cách độc giả đọc là một phần thuộc khái niệm rộng hơn được gọi là ‘thiết kế tối ưu cho người dùng “user-centred design”. Chúng ta tập trung vào việc thấu hiểu, và trao cho độc giả những gì họ cần, theo cách mà họ đang tìm kiếm nó.

​Một số lỗi phổ biến của người viết

  • Giọng văn bị động
  • Đoạn văn dài
  • Giấu đi thông tin quan trọng
  • Câu văn và từ ngữ phức tạp
  • Bỏ qua từ khóa

Vậy nên thử thách đó là: Làm thế nào để chúng ta có thể viết theo cách giúp độc giả nhanh chóng có được thông tin họ đang tìm kiếm, và không bị nhàm chán hay mệt mỏi?

​6 Cách để giúp độc giả đọc hết bài viết của bạn

  1. Giọng văn chủ động
  2. Cấu trúc hình tháp ngược
  3. Đưa từ khóa ra trước
  4. Microcontent
  5. Chia đoạn
  6. Tiêu đề cuốn hút

1. Giọng văn chủ động
Elmore Leonard – một tiểu thuyết gia, người viết truyện ngắn và nhà biên kịch từng nói “Nếu viết mà nghe như đang viết, tôi sẽ viết lại.” (“If it sounds like writing, I rewrite it.”)

Một trong những cơ hội tuyệt vời nhất cho người viết trực tuyến đó là khả năng nói chuyện trực tiếp với độc giả. Vì vậy đừng phí hoài nó bằng lối diễn đạt buồn tẻ và dài dòng. Hãy viết như thể bạn đang trò chuyện với một ai đó.

Giọng văn chủ động là như thế nào?

Thay vì nói: “Bạn sẽ nắm được bí quyết này trong giây lát.” Hãy nói: “Tôi sẽ chỉ cho bạn bí quyết này trong giây lát.”

Thay vì nói: “Điều quan trọng là độc giả không bị làm phiền.” Hãy nói: “Đừng làm phiền độc giả.”

Cảnh báo: Viết theo kiểu trò chuyện nghĩa là bạn có thể sẽ phá bỏ một số quy tắc được học ở trường. Nhưng điều thật sự quan trọng là kiên định với những quy tắc khiến độc giả phát ngán, hay kết nối sâu sắc với độc giả bằng cách dám phá vỡ một số quy tắc viết lách?

Jakob Nielsen nói rằng trường hợp ngoại lệ nếu phải sử dụng giọng văn thụ động trên web đó là khi phải đưa các từ khóa vào tiêu đề, dẫn nhập và câu dẫn đoạn.  Trong những trường hợp đó, giọng văn thụ động có thể giúp người đọc lướt thông tin tốt hơn và cải thiện khả năng tìm kiếm nội dung của bạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về từ khóa ở điều số 3.

2. Cấu trúc hình tháp ngược
Cấu trúc hình tháp ngược là một cách viết trong đó chúng ta giải quyết những câu hỏi quan trọng một cách nhanh chóng để người đọc có thể hiểu vấn đề cơ bản ngay lập tức.

Theo sau đó sẽ là thông tin kém quan trọng hơn như trích dẫn, thống kê hoặc cá chi tiết bổ trợ khác.

Picture

Cấu trúc hình tháp ngược. Nguồn: Wikipedia.

Áp dụng cấu trúc hình tháp ngược khi viết giúp ta chọn lọc câu chữ và vị trí đặt để nó tốt hơn.

2.1. Sử dụng hình tháp ngược như thế nào?

Thông tin: Một chiếc máy bay sắp hạ cánh xuống đại dương.

Phương án A hay B sẽ giúp bạn hiểu điều gì đang xảy ra nhanh hơn?

2.1.1. Phương án A

  • Air Niugini là hãng hàng không quốc gia PNG, phục vụ các tuyến nội địa và các quốc tế trên khắp Châu Úc, Châu Á và Thái Bình Dương.
  • “Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết tại sao nó lại hạ cánh xuống nước,” quản lý sân bay Chuuk – Jimmy Emilio trình bày với Pacific Daily News.
  • Chuyến bay 73 của Air Niugini được cho là đã vượt qua đường băng tại sân bay Weno ở Chuuk, Micronesia, nơi nó đang dừng trên đường từ Pohnpei đến Port Moresby.
  • Tất cả 36 hành khách và 11 phi hành đoàn đã được giải cứu.
  • Chiếc máy bay đang đi từ Liên bang Micronesia đến Papua New Guinea đã hạ cánh xuống nước sau khi vượt qua đường băng vào sáng thứ Sáu.

2.1.2. Phương án B

  • Một chiếc máy bay của hãng Air Niugini đi từ Liên bang Micronesia đến Papua New Guinea đã hạ cánh xuống nước sau khi vượt qua đường băng vào sáng thứ Sáu.
  • Máy bay số hiệu 73 của Air Niugini được cho là đã vượt qua đường băng tại sân bay Weno ở Chuuk, Micronesia, nơi nó đang dừng trên đường từ Pohnpei đến Port Moresby.
  • Tất cả 36 hành khách và 11 phi hành đoàn đã được giải cứu.
  • “Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết tại sao nó lại hạ cánh xuống nước,” quản lý sân bay Chuuk – Jimmy Emilio trình bày với Pacific Daily News.
  • Air Niugini là hãng hàng không quốc gia PNG, phục vụ các tuyến nội địa và các quốc tế trên khắp Châu Úc, Châu Á và Thái Bình Dương.

Bạn sẽ chọn phương án nào?

2.2. Đây có phải là những điều bạn muốn biết đầu tiên

Máy bay gì? Điều gì đã xảy ra? Lúc nào? Ai ở trên đó? Nó xảy ra như thế nào? Tại sao nó lại xảy ra? Sau đó:

Lúc này mọi chuyện thế nào? Mọi người trên chuyến bay ra sao? Điều gì xảy ra trước khi nó hạ cánh xuống nước? Còn ai liên quan đến vụ việc này? Họ nói gì về điều này?

2.3. Cách bạn dùng kỹ thuật này cũng phụ thuộc vào kênh mà bạn sử dụng và hình thức mà bạn đang viết.

Chẳng hạn, trong một bài tin, bạn cần đưa ra thông tin cực kỳ nhanh chóng.

Trong bài blog, bạn có thể dẫn dắt một số mẹo nhỏ bằng một câu chuyện ngắn nhưng vẫn phải để cho độc giả tìm thấy thông tin chính một cách mau lẹ và dễ dàng.

3. Từ khóa đưa lên trước

Nghiên cứu về cấu trúc hình chữ F đã chỉ ra rằng chúng ta thường đọc từ trái sang phải, rồi lướt xuống dưới ở phía bên trái của trang (đặc biệt nếu nội dung chưa được định dạng để độc giả dễ dàng quét). Người ta dành nhiều thời gian ở một nửa bên trái của trang web hơn là một nửa bên phải.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người nhìn vào phần dẫn nhập của một trang thông tin trực tuyến thường chỉ đọc 1/3 bên trái thôi. Họ sẽ tiếp tục đọc nếu những câu chữ đầu tiên đó đủ hấp dẫn.

Vì vậy để nắm bắt được sự chú ý của độc giả, hãy đưa những từ khóa của bạn ra trước:

Đưa những từ quan trọng ra trước tiêu đề, tiểu đề, hoặc một câu sẽ giúp cho độc giả có khả năng đọc tiếp hơn. Nếu không làm điều này, có thể bạn đang liều lĩnh để cho độc giả tuột mất những thông tin quan trọng.

Đối với doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến việc mất đi khách hàng tiềm năng và tỉ lệ chuyển đổi.

Đối với chính phủ, điều này có nghĩa là người ta không thể hiểu, và sẽ không làm theo bộ luật hay chỉ dẫn mới, thậm chí là sẽ không để ý đến những lưu ý cho cộng đồng.

Đối với blogger, nó có nghĩa là thông điệp của bạn chưa được thực sự lắng nghe bởi độc giả và bạn sẽ đánh mất cơ hội kết nối với họ.

4. Phân đoạn

“Chunking” (Chia khúc) là một khái niệm từ tâm lý học nhận thức – tức là chia những mảnh thông tin lớn thành nhiều mảnh nhỏ hơn – giúp nó trở nên dễ nhớ và dễ hiểu.

Với viết lách, ‘chunking’ có thể giúp độc giả ghi đọc lướt, hiểu và ghi nhớ tốt hơn khi nội dung được trình bày với rất nhiều chữ.

4.1. Phân đoạn như thế nào?

Hãy nhìn hai ví dụ sau đây. Nếu thoạt nhìn, đoạn nào giúp bạn nắm bắt thông tin dễ hơn?

4.1.1 Phương án 1

Picture

Ảnh chụp màn hình của Cynthia Marinakos.
4.1.2. Phương án 2

Có thể bạn không đọc kỹ được nội dung, nhưng nhìn thoáng qua thì phương án 1 trông có vẻ dễ đọc hơn phương án 2. Nó thể hiện việc phân đoạn có ảnh hưởng như thế nào đến nội dung trên web.

Vì vậy hãy chia đoạn văn của bạn ra thành nhiều đoạn và tạo những khoảng trống. Cũng đừng quên rút gọn câu.

5. Micro-content

Độc giả không đọc từng từ trên một trang web. Nghiên cứu chỉ ra rằng 79% lướt web chỉ chọn một số từ và câu để đọc.

Micro-content, hay là nội dung trong nội dung, là một cách tuyệt vời để định dạng nội dung trên web.

5.1. Làm cách nào để tạo ra micro-content?

  • Hãy sử dụng.
  • Danh sách liệt kê.
  • In nghiêng.
  • In đậm.
  • Đường link.
  • Các tiểu đề ý nghĩa.
  • Các đoạn tóm tắt cho những phần chữ dài .
  • Trích dẫn.

Định dạng nội dung theo cách này sẽ giúp độc giả nhanh chóng và dễ dàng chọn ra được thông tin quan trọng.

6. Tiêu đề thu hút

Là người viết, chúng ta biết rằng, nếu không ai biết đến mình, thì tiêu đề chính là cách cửa để mời họ vào thế giới của chúng ta.

Là người viết, bạn hiểu rõ và trải nghiệm thứ bạn viết mà không ai có được. Bạn suy nghĩ, cảm nhận và trò chuyện không theo cách của ai. Và không ai có thể hình thành chung một niềm tin, một nhận định, và kết luận như bạn .

Bạn có ý tưởng xứng đáng được lan tỏa, thế nhưng nếu thiếu một tiêu đề thu hút, ý tưởng ấy rất dễ bị phớt lờ, cánh cửa của bạn sẽ không ai muốn mở.

6.1. Làm thế nào để viết tiêu đề thu hút?

  • Sử dụng cấu trúc tiêu đề mẫu.
  • Hiểu được ước muốn chung của độc giả.
  • Chọn từ ngữ kỹ lưỡng.
  • Thu hút độc giả bởi sự tích cực.

Khi bạn viết tiêu đề hay, bạn giúp đọc giả dễ dàng quyết định cách bạn sẽ giúp họ.

​Tóm lại

Đừng “giấu giếm” thông tin hữu ích của bạn đằng sau sự trình bày cẩu thả. Hãy biến những thông tin tưởng chừng “khó tiêu hóa” trở thành một nội dung mà người đọc có thể lướt mà vẫn nắm bắt được thông tin bằng cách sử dụng những kỹ thuật sau đây:

  1. Giọng văn chủ động.
  2. Cấu trúc hình tháp ngược.
  3. Từ khóa.
  4. Micro-content.
  5. Phân đoạn.
  6. Tiêu đề hấp dẫn.
Theo Lan Chi – Writerslife

​​​​ Học Content Marketing 4.0 theo phương pháp mới nhất

Content marketing được đánh giá là chiến lược marketing online cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ bị lỗi thời. Để có thể nắm vững các kiến thức về content marketing các bạn hãy liên lạc ngay với First & One.

First & One có đội ngũ chuyên gia Content Marketing với 14 năm kinh nghiệm, đã tham gia trực tiếp hơn 500 dự án và chiến dịch Content Marketing lớn nhỏ tự hào sẽ đem đến cho bạn những khóa học Content Marketingkhóa học SEO, khóa học Digital Marketing tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với các học viên trong suốt quá trình học và cả sau khi đã hoàn thành khóa học cho đến khi bạn có thể trở thành một chuyên gia về content marketing.

Ngoài việc cung cấp những khóa học First & One cũng sẵn sàng trở thành đối tác thực hiện các dự án content marketing với các học viên. Chi tiết dịch vụ mới các bạn có thể tham khảo tại đây.

First & One Digital Marketing Academy

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x