Original content
Hay còn gọi là content “chân chính”. Như chính cái tên, đó phải là content nguyên thủy và độc nhất chưa ai có. Đương nhiên, để có được original content thì bạn buộc phải lao tâm khổ tứ sáng tạo dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân.
Original content khá “có giá”, người ta ưa chuộng nó cũng giống như ưa chuộng một món đồ handmade hay homemade vậy. Thử nghĩ xem.
- Tạo sự tin tưởng: Còn ai hiểu sản phẩm của bạn hơn chính bạn? Khi tự viết về sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực của mình, bạn sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin chính xác nhất. Giống như “sữa này lấy từ bò nhà nuôi, yên tâm không hóa chất” vậy.
- Có sự đầu tư: Những món hàng thủ công đắt tiền ở sự công phu và tỉ mỉ người thợ bỏ ra khi làm. Đối với original content cũng vậy. Công sức, chất xám và sự sáng tạo của người làm luôn được đánh giá cao.
- Tạo dấu ấn thương hiệu: Hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt trăm cái như một. Nhưng hàng handmade có thể customize một sản phẩm “không đụng hàng”. Khi content của ai cũng na ná như nhau, chỉ cần thay tên thương hiệu là của người này trở thành của người kia. Nếu bạn khéo léo thể hiện được cá tính thương hiệu, cá tính người viết vào trong đó, người đọc sẽ luôn nhận ra bạn giữa đám đông, và khó ai có thể “ăn cắp” nội dung của bạn được.
Không chỉ con người mà các công cụ tìm kiếm như Google cũng rất ưu ái các nội dung gốc. Những bài viết unique sẽ luôn đứng ở thử hạng cao trên trang tìm kiếm.
Tự làm được thì tốt, nhưng có hay không, có đủ thời gian làm không lại là chuyện khác. Đó là lí do bạn nên tham khảo tiếp những loại content sau đây.
Curated content
Đừng nghĩ rằng chỉ có original content mới “có giá”, còn content xào đi xào lại là… rẻ tiền. Hãy nhìn bảng thống kê so sánh này để có cái nhìn chính xác về hiệu quả của mỗi loại.
Hóa ra người dùng có xu hướng click vào nội dung tổng hợp hơn là nội dung gốc, vì họ nghĩ rằng một bài tổng hợp sẽ đầy đủ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, balanced content vẫn hiệu quả nhất về tất cả các chỉ số. Nên lời khuyên dành cho bạn là hãy kết hợp cả 2 loại, vừa tự tạo original content, vừa tham khảo, bổ sung thông tin từ nhiều nguồn khác.
Một số lưu ý dành cho bạn khi làm curated content:
- Cẩn trọng vấn đề bản quyền: Đặc biệt là đối với video. Facebook và YouTube đều có chính sách phạt rất nặng đối với những video vi phạm vấn đề bản quyền. Hãy sử dụng những nguồn video không bản quyền hoặc xin permission của tác giả trước khi làm.
- Tổng hợp, chứ không phải copy & paste: Đối với copy “nguyên xi” nội dung, câu chữ thì Google sẽ là người xử lý bạn. Những bài viết trên website không unique về mặt câu chữ sẽ không có hi vọng chen chân vào top đầu tìm kiếm.
- Chuyển đổi định dạng content: Một cách curation khá hay là tổng hợp thành một định dạng khác, chẳng hạn như tổng hợp nhiều video thành một bài viết, tổng hợp nhiều bài viết thành một infographic hay ebook…
Nói chung, hãy là một curator “đạo đức” chứ đừng “đạo nhái”.
User generated content
Bạn có nhớ khoảng thời gian Coca-Cola làm mưa làm gió với chiến dịch “Share a Coke”, in tên người dùng lên vỏ lon không? Chỉ trong vài ngày, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những lon Coca do người dùng tự chia sẻ. Họ thích thú khi có một sản phẩm như dành riêng cho mình và muốn khoe ngay với mọi người, không cần thêm một tác động đáng kể nào từ thương hiệu.
UGC đang là một xu hướng content cực hot cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhưng làm sao để “đòi” người dùng tạo nội dung cho bạn bây giờ? Một số cách thường gặp là:
- Làm cho người dùng “khao khát” sản phẩm của bạn: Để làm được điều này thì trước tiên sản phẩm của bạn phải đặc biệt hấp dẫn, hoặc cực kì nổi tiếng, hoặc cực kì khan hiếm. Khoe hàng hiệu lên trang cá nhân là chuyện thường tình rồi. Nhưng bạn có nhớ những thỏi son Ofelia Nightfall Matte Lipstick phiên bản giới hạn của dòng Ofelia không? Lượng người đặt mua làm tắc nghẽn cả website và hàng sold out trong nháy mắt. Vậy nên cô nàng nào “săn” được một thỏi Nightfall mà không tự hào khoe chiến tích trên mạng?
- Customize sản phẩm/trải nghiệm người dùng: Ví dụ điển hình chính là campaign rầm rộ kể trên từ Coca-Cola. Tuy nhiên, nếu chỉ là một thương hiệu be bé, bạn vẫn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng một tấm thiệp viết tay hay một lời cảm ơn chẳng hạn. Sự quan tâm đó làm tim họ “rung rinh” và muốn chia sẻ điều đó trên trang cá nhân của mình.
- Xin feedback của khách hàng: Đây là “chiêu” rất hay được các shop thời trang sử dụng. Diện một bộ váy xinh xắn đi chơi, chụp ảnh đẹp, đăng lên mạng và đề cập đến tên shop là một việc khá đơn giản, chỉ cần bạn ngỏ lời. Để thêm phần “kích thích”, bạn có thể tổ chức một cuộc thi xem ảnh ai đẹp nhất, hay tặng cho mỗi feedback một món quà nhỏ như voucher giảm giá, vv…
- Tạo ra một Hashtag Challenge: Bạn khơi mào một thử thách, và khuyến khích mọi người thực hiện nó, đăng lên mạng cùng với hashtag. Đây là hình thức thịnh hành trên Instagram và TikTok. Học hỏi ngay cách làm của Bộ Y tế trong chiến dịch Ở nhà vẫn vui vừa qua.
Syndicated content
Syndicated content là nội dung của bạn được đưa lên trang của bên thứ 3 để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Việc mang nội dung sang nhà người khác “để nhờ” có một số lợi ích như:
- Tiếp cận được một nhóm đối tượng rộng hơn: Càng “nhờ vả” được đối tượng có độ phủ rộng (và phù hợp) thì bạn càng chạm được đến nhiều khách hàng tiềm năng.
- Tăng tần suất xuất hiện: Khách hàng đi đâu cũng nhìn thấy bạn, họ sẽ bắt đầu chú ý và ghi nhớ thương hiệu của bạn.
- Tăng traffic về website: Tại sao đăng bài ở trang người khác lại giúp tăng traffic về website nhà mình? Bạn càng đặt được backlink hay tên thương hiệu mình ở những website mạnh và uy tín, Google càng đánh giá cao bạn. Những nội dung trên website của bạn sẽ được ưu ái tăng hạng trên Google index và tất nhiên, lượng truy cập cũng sẽ nhiều hơn.
Nhưng làm syndicated content như thế nào? Có những cách khác nhau để bạn tiếp cận như:
- Co-Marketing: Hai doanh nghiệp hợp tác với nhau để làm co-branded offer. Mỗi bên đều sản xuất content để promote cho offer đó. Ví dụ như để quảng bá chương trình “thanh toán Ministop bằng Ví MoMo”, cả 2 thương hiệu đều thực hiện nội dung với cùng một mục đích.
- Social Syndication: Thương hiệu A nhờ thương hiệu B đăng nội dung lên các kênh social của B. Việc này khá đơn giản vì đăng bài trên social không mất nhiều tiền bạc hay công sức. Nội dung có thể do bên A cung cấp, cũng có thể do bên B tự làm hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với trang của họ.
- Press Releases: Đăng nội dung lên báo chí (kenh14.vn, zing.vn…), bài viết theo phong cách báo chí và dẫn link về trang của thương hiệu. Thông thường, bạn sẽ mất phí book bài, nhưng cũng có một số trường hợp miễn phí. Bài viết có thể do thương hiệu cung cấp, hoặc người bên phía báo sẽ viết theo định hướng của thương hiệu.
- Paid Syndication: Đăng bài có trả phí lên những trang cụ thể. Thông thường sẽ có những công ty dịch vụ giúp bạn liên hệ đăng bài.
- Influencer Marketing: Một xu hướng đang cực kì hiệu quả. Vì người tiêu dùng không tin những gì thương hiệu nói, họ tin bạn bè, người thân, người có ảnh hưởng. Influencer marketing không chỉ là “đăng bài trên trang của influencer”. Bạn còn phải biến hóa nội dung sao cho phù hợp với người mà bạn đang hợp tác, ý tưởng, câu chữ phải khớp với phong cách của họ. Đôi khi, nội dung là do chính influencer đó sản xuất theo những gì đã bàn với thương hiệu. Đó cũng là một trong những bài học cần lưu ý khi làm influencer marketing.
Điều quan trọng bạn cần nhận thấy, syndicated content khác original content ở chỗ phải điều chỉnh cho phù hợp với nơi mà bạn sẽ đăng, và đôi khi không phải do chính bạn sản xuất.
Employee generated content
Cũng như UGC, EGC có khả năng gây dựng lòng tin của người dùng. Nhân viên của công ty mang tiếng nói của “người trong cuộc”, những chia sẻ chân thật của họ sẽ đáng tin hơn những đoạn quảng cáo lung linh. Đôi khi, bạn sẽ phát hiện được những ý tưởng độc đáo mà chính team marketing của công ty không thể nghĩ ra. Chưa kể, tận dụng EGC giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo và thắt chặt tình cảm nội bộ.
Đôi khi người nhân viên không nhất thiết phải tự viết và đăng tải nội dung về bản thân mình, mà câu chuyện của họ có thể được kể dưới góc nhìn của một người khác.
Có một công ty mà chúng ta thường nghe nói rất nhiều về những nhân viên của họ – Grab. Nào là anh tài xế đáng yêu chuẩn bị cả wifi, bánh kẹo trong chuyến đi, nào là nữ tài xế chuyên hỗ trợ những nơi có tai nạn, nào là “anh hâm” chạy Grab miễn phí khắp Sài Gòn… Sao phải tìm nội dung ở đâu xa xôi khi bạn có thể khai thác chính đội ngũ nhân viên hùng hậu của mình, với hàng trăm những câu chuyện phong phú và chân thật?
Vậy nên muốn tận dụng EGC, hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn minh bạch, uy tín và là một môi trường làm việc lành mạnh, lý tưởng.
Có nhiều loại content hơn bạn nghĩ. Hãy linh hoạt thay đổi, kết hợp giữa các loại để nội dung thêm phong phú và tiếp cận được đến nhiều đối tượng.
Lên chiến lược nội dung, phát triển ý tưởng và thấu hiểu các loại định dạng nội dung cũng là những học phần quan trọng trong khóa học Content Marketing.
Học Content Marketing 4.0 theo phương pháp mới nhất
Content marketing được đánh giá là chiến lược marketing online cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ bị lỗi thời. Để có thể nắm vững các kiến thức về content marketing các bạn hãy liên lạc ngay với First & One.
First & One có đội ngũ chuyên gia Content Marketing với 14 năm kinh nghiệm, đã tham gia trực tiếp hơn 500 dự án và chiến dịch Content Marketing lớn nhỏ tự hào sẽ đem đến cho bạn những khóa học Content Marketing, khóa học SEO, khóa học Digital Marketing tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với các học viên trong suốt quá trình học và cả sau khi đã hoàn thành khóa học cho đến khi bạn có thể trở thành một chuyên gia về content marketing.