5 định nghĩa cơ bản nhất định phải biết về content marketing

Content marketing là một trong những lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới toàn thể công ty. Một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì content càng phải mạnh. Nhưng muốn hoàn thành tốt lĩnh vực đó là một chuyện không hề dễ dàng chút nào. Càng vội vàng thì chiến lược càng sơ sài, vậy nên, chúng ta hãy tìm hiểu từ những điều cơ bản nhất về content marketing để đỡ phải nhầm lẫn từ những cái nhỏ nhặt nhất.

1. Content direction là gì?

​1.1. Định nghĩa
Thông thường các doanh nghiệp thường bỏ quan khái niệm content direction là gì mà trực tiếp xây dựng các chuỗi hoạt động phía sau. Trong khi đó, khái niệm này cần được làm rõ ngay từ đầu để tránh việc xây dựng và phát triển nội dung không cần thiết. Content direction là định hướng nội dung để phát triển tất cả các hoạt động triển khai nội dung tổng thể cho một chiến dịch marketing trên diện rộng hoặc trong 01 giai đoạn nào đó.

Picture

Content direction giúp doanh nghiệp có được định hướng cụ thể cho kế hoạch marketing của mình.

Một hệ thống content direction cụ thể và khả thi sẽ bao gồm các thành tố:

  • Target Audience: xác định khách hàng mục tiêu
  • Customer Insight: mong đợi từ bên trong của nhóm khách hàng mục tiên
  • Content type: các dạng thể hiện nội dung như văn bản, hình ảnh, video, podcast, infographic,…
  • What: những nội dung nào phù hợp với Target Audience
  • Ideas: ý tưởng đưa ra để phát triển chiến dịch

1.2. Tác dụng của content direction trong 1 content marketing plan

​Việc định hình và có xác định bộ content direction là gì ngay từ đầu sẽ giống như tạo ra một kim chỉ nam, một bộ khung cho việc phát triển các nội dung chính xác đưa đến cho target audience. Tất nhiên, khi đã thật sự nắm bắt được đối tượng mục tiêu, nhu cầu của họ thì việc triển khai các nội dung về sau không quá khó khăn cũng như hạn chế được việc nội dung không đúng mục đích ban đầu, không đạt được hiệu quả truyền thông và chuyển đổi mục tiêu thành khách hàng thật sự.

Picture

Xác định content direction chính là hình thành bộ khung cho chiến lược content marketing về sau.

2. Creative content là gì​

2.1. Ý nghĩa của creative content

Nội dung thông thường chỉ ở ở dạng sao chép, cóp nhặt không thể mang lại giá trị cao cho người đọc cũng như doanh nghiệp. Bởi vì thế, bạn cần một đội ngũ chuyên nghiệp và thật sự đầu tư thời gian, công sức vào từng sản phẩm nội dung, sáng tạo được một thế giới mới đầy những chia sẻ tinh túy, ấn tượng. Đó chính là creative content. Những nội dung sáng tạo và thể hiện thông điệp nhãn hàng rõ ràng, hướng tiếp cận tinh tế và chia sẻ mới lạ sẽ giữ chân audience lâu hơn, nhắc họ nhớ về thương hiệu nhiều hơn.

Picture

Creative content là sáng tạo tất cả những nội dung thu hút nhóm target audience của bạn.

2.2. Làm thế nào để có được những nội dung sáng tạo

Sau khi đã hiểu creative content là gì, doanh nghiệp bắt đầu loay hoay với câu hỏi làm thế nào để có được những nội dung sáng tạo.

Hãy trở lại với hệ thống content direction của bạn, phân tích và tìm kiếm sâu hơn những insight nào chưa có hoặc các hướng tiếp cận khác hơn. Đừng tìm kiếm sự sáng tạo một cách quá viển vông xa vời mà hãy thật sự quan tâm đến tâm lý, nhu cầu của người đọc khi đón nhận nội dung của bạn.

Một sản phẩm creative content chất lượng sẽ đảm bảo được cả hai yếu tố, chính là cả người đọc lẫn công cụ tìm kiếm đều cảm thấy hay.

  • Người đọc thích thú vì nội dung hấp dẫn, thú vị. Có thể nội dung bạn truyền tải không mới nhưng cách truyền tải mới lạ, hình thức độc đáo sẽ mang lại những hiệu ứng tuyệt vời.
  • Công cụ tìm kiếm đánh giá cao chất lượng nội dung tuân thủ những quy định, tiêu chí đánh giá của nó. Bạn có thể tìm hiểu trước về các tiêu chuẩn và công cụ đánh giá nội dung trước khi bắt tay triển khai một sản phẩm.

3. Social content là gì?

​Một khái niệm nữa có thể bạn rất quen thuộc nhưng chưa chắc hiểu hết ý nghĩa của nó trong một kế hoạch content marketing. Vậy social content nghĩa là gì? Đây là một khái niệm thường đi kèm với định nghĩa social media marketing (phương pháp tiếp thị tiếp cận khách hàng thông qua các kênh mạng xã hội – social networks). Từ đó, bạn có thể dễ dàng trả lời được định nghĩa social content là gì.

Picture

Những nội dung đăng tải trên các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp được gọi chung là social content.
​Social content chính là các nội dung được đăng tải qua kênh mạng xã hội, được quyết định bởi tính năng của nền tảng/kênh được chọn sử dụng trong chiến lược/chiến dịch (ví dụ: bạn sử dụng Facebook, Twitter, Youtube, Tumblr… hay tất cả) và hành vi trên mạng xã hội (social behaviors) của khách hàng.

Social content không giống các loại hình content khác ở chỗ nó cần được cô đọng và trực tiếp đánh thẳng đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong content marketing, dạng nội dung này thường đường sử dụng nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng, đăng tải trên các kênh mạng xã hội chính thức của thương hiệu để dẫn dắt người đọc đến các giai đoạn tiếp theo. Trong mô hình AIDA, đây chính bước đầu tiên trong là giai đoạn awareness.

4. Visual content là gì?

​Một trong những dạng nội dung thú vị nhất mà không ai nghĩ là “nội dung”. Thông thường khi nhắc đến content, chúng ta sẽ tự động định nghĩa ấy là dạng chữ viết mà không quan tâm đến các loại hình khác. Tự mặc định content chỉ có thể là chữ viết đã đóng khung tư duy và khiến các “tay mơ” bỏ qua mảnh đất màu mỡ khác trong content creation – visual content.

Picture

Visual content có rất nhiều thể loại bạn có thể khai thác trong năm 2020.
​Visual là (liên quan đến) thị giác, content là nội dung, vậy quá đơn giản để bạn có thể hiểu được visual content là gì, đúng chứ? Visual content là dạng thể hiện nội dung một các trực quan, sinh động và thu hút thị hiếu hơn.

Rất nhiều nghiên cứu của Adweek, Forbes và Content Marketing Institute cũng chỉ ra rằng, phần lớn khách hàng đều thích hình ảnh hơn chữ viết, một hình ảnh sẽ dễ dàng thu hút và tiếp cận người đọc hơn một bài viết dài dòng. Đó là lý do các doanh nghiệp thường tập trung rất nhiều vào việc phát triển visual content trên các website và kênh mạng xã hội – nơi lượng tương tác dành cho visual content luôn cao vượt bậc so với những nội dung thuần chữ thông thường.

5. Graphic content là gì?

​Cần phải phân biệt rõ ràng định nghĩa graphic content là gì với visual content. Graphic content tập trung xử lý các dạng nội dung mang tính đồ họa cao, thể hiện ý tưởng qua các hình ảnh trực quan và phân tích vấn đề sinh động bằng hình khối. Đây chính là công việc thường xuyên của các designer – người thiết kế và tạo ra những nội dung đồ họa thu hút và đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.

Picture

Phát triển graphic content chính là tập trung làm cho câu chuyện của bạn thêm sinh động, mang tính tượng hình hơn.
​Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện và doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhầm lẫn với vai trò của một graphic designer. Nhưng hãy nhớ, graphic content vẫn thể hiện nội dung cụ thể, nhưng lại thay đổi phương thức biểu đạt từ con chữ, sang hình ảnh để nội dung được sinh động và bắt mắt hơn. Nếu visual content tập trung vào làm đẹp và thị hiếu với nhiều dạng hình ảnh thì graphic content chủ yếu phát triển đến tính sinh động, hình khối rõ nét hơn.

Trên đây là 5 định nghĩa có thể bạn sẽ gặp nhưng ít để ý đến khi xây dựng chiến lược content marketing cho doanh nghiệp.

ERA

Học Content Marketing 4.0 theo phương pháp mới nhất

Content marketing được đánh giá là chiến lược marketing online cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ bị lỗi thời. Để có thể nắm vững các kiến thức về content marketing các bạn hãy liên lạc ngay với First & One.

First & One có đội ngũ chuyên gia Content Marketing với 14 năm kinh nghiệm, đã tham gia trực tiếp hơn 500 dự án và chiến dịch Content Marketing lớn nhỏ tự hào sẽ đem đến cho bạn những khóa học Content Marketingkhóa học SEO, khóa học Digital Marketing tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với các học viên trong suốt quá trình học và cả sau khi đã hoàn thành khóa học cho đến khi bạn có thể trở thành một chuyên gia về content marketing.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x