Nhiều chủ doanh nghiệp gặp tình trạng chạy banner quảng cáo nhưng khách hàng lại không click vào, hoặc click vào nhưng lại không đúng nhóm đối tượng trọng tâm. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, khả năng cao khi khách hàng cảm thấy banner quảng cáo của bạn không phù hợp với họ, hoặc đang làm phiền quá trình trải nghiệm internet.
Mọi người không click vào banner quảng cáo của bạn là bởi:
1. Họ không liên quan
Lý do đầu tiên khiến banner quảng cáo của bạn không thu hút được khách hàng là bởi nhu cầu của họ không liên quan đến những gì mà bạn đang quảng cáo. Ví dụ, khách hàng là những người ở độ tuổi trung niên nhưng bạn lại quảng cáo váy hai dây, đồ bơi… Chắc chắn với trường hợp này khách hàng sẽ không bấm xem banner quảng cáo của bạn.
Bởi vậy, trong bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào, điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất là cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Chỉ khi bạn biết chân dung khách hàng bạn muốn là ai thì banner quảng cáo của bạn mới có cơ hội được click vào.
Hãy xây dựng danh sách người dùng dựa trên các quy tắc liên hệ rõ ràng từ cơ sở dữ liệu của bạn bao gồm:
- Các khu vực địa lý
- Chức danh công việc
- Giới tính, độ tuổi
- …
Những điều này cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo cụ thể và phù hợp hơn với từng độc giả nhất định trong từng phân khúc khách hàng.
2. Khách hàng bị mất tập trung
Nhiều người cho rằng, banner quảng cáo càng nhiều hiệu ứng nhấp nháy sẽ càng thu hút khách hàng chú ý vào mình hơn. Quan điểm này không sai, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những phản ứng ngược. Và một trong số đó là khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, khi đang cố tập trung tìm hiểu thông tin trên banner quảng cáo.
Hệ luỵ lớn nhất mà bạn có thể nhìn thấy được là tỷ lệ nhấp vào banner quảng cáo giảm và tỷ lệ thoát trang sẽ cao hơn bình thường. Không một ai muốn mình bị quấy rầy trong khi trải nghiệm internet. Vì vậy bạn cần thiết kế banner quảng cáo làm sao để tự nhiên, các CTA phù hợp để người dùng cởi mở hơn khi tiếp cận banner quảng cáo của bạn.
3. Khách hàng không có ý định mua hàng
Để một banner quảng cáo đem lại kết quả chuyển đổi, bạn cần phải có lộ trình tiếp cận rõ ràng. Bạn sẽ không thể thuyết phục một người mới biết đến website của bạn lần đầu tiên lại click vào banner quảng cáo bán hàng của bạn. Và bạn cũng không thể kêu gọi “tìm hiểu sản phẩm” đối với những khách hàng cũ, thường xuyên truy cập website.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Bạn cần dẫn dắt khách hàng bằng cách sử dụng những nội dung khác nhau để thay đổi các banner quảng cáo dựa trên danh sách những người đã từng đáp ứng một tiêu chí hoạt động nào đó.
Ví dụ: Đối với những khách hàng mới, bạn có thể thiết kế banner quảng cáo kêu gọi tải Ebook. Trong ebook này bạn có thể đặt những banner quảng cáo link về các sản phẩm liên quan đến nội dung bạn viết để khách hàng tìm hiểu.
Một khi họ đã tải về, thời gian tới họ sẽ quay lại trang web của bạn, lần này bạn sẽ cung cấp cho một webinar. Sự dẫn dắt của bạn sẽ dẫn tới việc tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo cũng như tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.
4. Thiết kế banner quảng cáo không tối ưu hoá hiển thị
Nếu banner quảng cáo của bạn không mắc lỗi nào nhưng tỷ lệ click và chuyển đổi vẫn không tăng, khi này bạn cần xem xét đến tính tương thích responsive. Rất có thể banner quảng cáo của bạn không được tối ưu hiển thị trên các thiết bị di động, gây ra hiện tượng banner quảng cáo tràn màn hình hoặc giật lag.
Tất nhiên, đối với những người sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng, việc banner quảng cáo không tối ưu sẽ là một trải nghiệm cực kỳ tệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc của người dùng. Rất có thể sẽ dẫn đến việc khách hàng cài đặt tính năng chặn quảng cáo hoặc thoát trang ngay lập tức, dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng hiệu quả của các banner quảng cáo.
Để tránh tình trạng này, bạn hãy thiết kế một banner quảng cáo ứng dụng công nghệ responsive. Công nghệ này sẽ giúp banner quảng cáo tự động tối ưu trên mọi thiết bị từ desktop, laptop, tablet hay điện thoại. Không chỉ tăng trải nghiệm của người dùng mà còn giúp nâng cao chất lượng chuyển đổi đến từ những hiển thị banner quảng cáo trên mobile.
5. Banner quảng cáo không cung cấp giá trị cần thiết cho người đọc
Khá nhiều người bị mắc lỗi về nội dung trên banner quảng cáo của mình. Có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất: Nội dung quá ít – Khách hàng khi nhìn thấy banner quảng cáo của bạn nhưng tất cả những thông tin mà bạn truyền tải không đáp ứng nhu cầu về mặt thông tin sẽ khiến khách hàng muốn bỏ qua ngay lập tức thay vì click vào để tìm hiểu theo mong đợi của doanh nghiệp.
Thứ hai: Nội dung dày đặc – Trái ngược với trường hợp trên, việc banner quảng cáo chứa quá nhiều thông tin cũng không khiến khách hàng cảm thấy hứng thú hơn. Khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra những đánh giá chủ quan dựa trên rất nhiều những thông tin mà bạn đã truyền tải.Chỉ cần một thông tin không chạm đúng nhu cầu thôi cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội được khách hàng click vào banner quảng cáo.
Điều bạn cần làm khi này là hãy tối ưu lại nội dung, suy nghĩ về sự tương quan giữa nhu cầu của khách hàng và nội dung banner quảng cáo. Chỉ cần làm đúng hướng, banner quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả ngoài sức tưởng tượng.
Trên đây là 5 lý do cơ bản khiến khách hàng không click vào banner quảng cáo của bạn. Hy vọng bạn có thể sớm thiết kế cho mình một banner quảng cáo đáp ứng đầy đủ tiêu chí về mặt thẩm mỹ, tạo ra những chuyển đổi chất lượng cho website của mình.
Nguồn: sapo.vn
Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:
Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.
- Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
- Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
- Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.