Bạn muốn thúc đẩy thương hiệu của công ty, nhưng không biết làm thế nào? Bạn đã nghe nhiều người nhắc đến insight khách hàng có thể giúp chiến dịch marketing viral và tăng trưởng doanh thu. Nhưng bạn chưa biết cách nào để làm được điều đó?
Customer Insight là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Khi bạn làm về thương hiệu, bạn phải có insight về người tiêu dùng mục tiêu, khi làm về chiến dịch truyền thông, bạn phải có insight về khán giả mục tiêu, phát triển sản phẩm cũng cần có insight về người tiêu dùng. Tuy nhiên nó cũng là một từ khá đáng sợ đối với dân marketing. Vì chưa chắc ai cũng hiểu được mà khi hiểu được cũng chưa chắc đã làm, tìm được insight customer tốt. Vậy để tìm có thể tìm được insight khách hàng chúng ta hãy cũng khám phá bài viết này nhé.
1. Tập trung vào vấn đề thực sự
Tìm ra câu trả lời đúng bắt đầu bằng câu hỏi đúng.
Việc xác định đâu là những câu hỏi kinh doanh mang tính chiến lược bạn cần trả lời sẽ cho bạn biết mình cần tìm kiếm gì.
Theo nghiên cứu từ Think with Google, 95% các marketer hàng đầu đều nhất trí rằng “để thực sự làm nên chuyện, KPI của phân tích marketing phải dính chặt với mục tiêu kinh doanh rộng hơn“, chẳng hạn như giúp tăng doanh số hoặc tập trung vào giữ chân khách hàng, nên việc trả lời những câu hỏi này chính là mẫu chốt.
- Doanh số của một phân khúc khách hàng cụ thể có bị giảm?
- Có cần thay đổi nhận thức thương hiệu không?
- Bạn có tính tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu mới?
- Bạn có tính phát triển hiểu biếu nhièu hơn và khách hàng mục tiêu?
Điều này sẽ giúp thông tin về quá trình nghiên cứu ngay từ ban đầu – cho bạn định hướng rõ ràng về những gì cần tìm kiếm và lý do.
2. Thu thập đúng dữ liệu
Người tiêu dùng hiện nay sử dụng nhiều thiết bị và nền tảng trên hành trình mua hàng của mình, và mỗi bước đều nằm giữ bằng chứng quan trọng cho biết điều gì dẫn dắt hành vi của họ.
Bằng cách thu thập dữ liệu từ những nguồn khả thi – từ qunảg cáo hiển thị tới cookie website, các chương trình khách hàng thân thiết, tương tác di động, mạng xã hội và check-in địa điểm – ban có thể đảm bảo dữ liệu sẽ mang lại cho bạn consumer insight mình cần.
Theo GlobalWebIndex, các marketer hàng đầu kết hợp với dữ liệu bảng tổng quan (global panel data) với khả năng phân tích mạnh mẽ để có được những sự thật đáng tin cậy phản ánh những con người thực sự.
Liên lục cập nhật các xu hướng người tiêu dùng, ngành và thị trường mới nhất cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn hoạch định trước và biết cần tập trung sự chú ý vào đâu.
3. Giữ đơn giản
Khi nói tới chiến lược marketing thực thụ, những ý tưởng đơn giản luôn có tác động nhất.
Bằng cách tập trung vào tính đơn giản, bạn có thể tập trung vào những ý tưởng có tính kết dính (sticky)
Mặc dù với mỗi agency và phòng marketing, insight thể hiện dưới hình thức khác nhau, nhưng nó cũng không cần hơn 2 dòng để mô tả – thứ gì đó cho dân sáng tạo và marketer tiếp tục đề câp tới.
Điều này giúp cho nỗ lực của họ luôn đúng hướng để tạo ra một chiến dịch có ảnh hưởng, khởi nguồn từ một ý tưởng đơn giản:
Bằng cách duy trì sự tập trung lên người tiêu dùng và các quan niệm bên trong, điều này giúp cho dân sáng tạo khai thhác được tư duy của khách hàng mục tiêu, tận dụng sự thật nên tảng đã được phát hiện.
4. Tạo ra chân dung khách hàng chi tiết và bản đồ hành trình khách hàng
Kiểm tra qua dữ liệu này và tìm những thứ có tính kết dính là bước tiếp theo cho bất kỳ nhà nghiên cứu thị trường nào muốn chạm vào sự thật.
Sử dụng dữ liệu người tiêu dùng chuyên sâu để hiểu họ là ai, điều gì thúc đẩy họ và những ưu tiên của họ trong đời, những thử thách mỗi ngày họ đối mặt sẽ thể hiện sự vô giá trong việc khám phá consumer insight trúng đích.
Hãy bắt đầu bằng cách viết ra chân dung khách hàng mục tiêu ngoài đời thực, vẽ ảnh chân dung người tiêu dùng để mang các yếu tố nhân khẩu học vào đời sống và cung cấp dữ liệu vài bối cảnh.
Loại dữ liệu này cho phép bạn vẽ ra nhiều hành trình khách hàng bạn muốn theo dõi và mỗi điểm chạm liên quan, hiểu cách khách hàng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn tại mỗi giai đoạn.
Với Joe Portman và Sharmin Rashed, chiến lược gia trẻ tuổi tại Analog Folk, những bản đồ hành trình này đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực của họ để đạt tới cấp độ hiểu biết mà họ cần.
5. Quyết định bạn muốn thay đổi những nhận thức nào
Bước tiếp theo là tìm ra những nhận thức nào bạn muốn thay đổi, đưa bạn đi từ consumer insight cho tới thông điệp sáng tạo. Điều này lần nữa lại trở về với vấn đề kinh doanh thực sự bạn đang giải quyết, nhưng ý tưởng của bạn có thể tỏa sáng hay không còn tùy vào dữ liệu bạn khám phá được.
Lidl lần đầu tham gia chiến dịch ‘Lidl Surprises’ nhằm thay đổi nhận thức về về sản phẩm chất lượng thấp của hãng trên khắp Anh Quốc. Nỗ lực định vị lại thương hiệu mãnh mẽ được bắt nguồn từ nghiên cứu khách hàng tiết lộ rằng nhiều người ở Anh Quốc vẫn nghĩ “hơi xấu” về cung ứng của Lidl. Điều này thúc đẩy team marketing nỗ lực thay đổi nhận thức theo cách thu hút khách hàng mục tiêu: những bà mẹ làm công và những người mua sắm hàng tuần.
Chiến dịch đã thành công rực rỡ trong việc thay đổi hình ảnh tiêu cực của nhãn hàng sang tích cực hơn. Sử dụng cách tiếp cận dựa trên dữ liệu này vào thực tiễn, các thương hiệu như Lidl đang chứng minh sức mạnh của marketing dựa trên những con người thật sự.
6. Phân khách hàng vào các nhóm nhỏ
Một số dữ liệu mang tính hành động hơn khi được kết nối với các phân khúc hoặc cá nhân riêng biệt.
Hãy chọn những phân khúc để nghiên cứu dựa trên mục tiêu kinh doanh ban đầu:
- Bạn có đang thu hút khách hàng mới, hay đang
- Tăng lòng trung thành đối với những khách hàng hiện tại?
Nhóm các chân dung khách hàng và nhân khẩu khẩu học có cùng thuộc tính lại với nhau – từ tuổi và giới, tới sở thích, nhận thức, lối sống và thái độ – sẽ cho phép sự hiểu biết sâu hơn về động cơ của họ và giúp xây dựng mức độ đồng cảm cần thiết để mang lại sự gắn kết có ý nghĩa và hiệu quả marketing.
Điều này có thể giúp bạn nhận dạng những khách hàng tương đồng (lookalike audience) để có thể mở rộng khả năng tiếp cận của bạn, cùng lúc chỉ cho bạn hướng của những người ảnh hưởng, những nền tảng và loại nội dung phù hợp cần chú trọng vào.
7. Kể câu chuyện đằng sau dữ liệu
Consumer insight không chỉ dành cho nhà nghiên cứu.
Những sự thật nền tảng đằng sau khách hàng sẽ giúp bạn hiểu điều gì thực sự định nghĩa họ.
Điều này có thể đóng vai trò cực quan trọng trong việc định hướng các quyết định kinh doanh và giúp tổ chức của bạn luôn đặt khách hàng và trải nghiệm khách hàng lên trước mọi thứ bạn làm.
Nhưng dữ liệu có thể như cơn lũ, nhất là với những ai không làm việc với nó mỗi ngày.
Vì lý do này, việc giới thiệu những phát hiện của bạn theo cách dễ tiếp thu trước khách hàng và đồng nghiệp chính là mấu chốt.
Sử dụng những hỗ trợ trực quan như đồ thị và biểu đồ giúp các thông kê dễ hiểu hơn, khi khai thác consumer insights chúng sẽ giúp bạn kể câu chuyện đằng sau dữ liệu và gợi lên những ý tưởng đổi mới hiệu quả.
8. Đặt consumer insight vào trong bối cảnh
Insight không có bối cảnh về căn bản là vô ích.
Chìa khóa để mở ra giá trị của nó nắm ở việc liên kết nhận thức của khách hàng với mục tiêu của bạn kết hợp với dữ liệu hành vi để truyền đạt đúng thông điệp, đúng nơi đúng thời điểm.
Bằng cách làm việc với những đồng nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ở các bộ phận hay phòng ban khác, kết hợp những gì họ biết với việc đào sâu dữ liệu khách hàng, bạn có thể vẽ ra bức tranh toàn diện và nảy ra ý tưởng giúp tạo nên sự khác biệt.
Vẽ ra sự ngưỡng mộ từ những ví dụ mạnh mẽ nhất về các thương hiệu đưa consumer insight vào thực tiễn là một cách để tìm ra ý tưởng
Nguồn DMC
Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:
Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.
- Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
- Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
- Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.